Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Bphone đang sở hữu 1 trong những công nghệ được coi là của hiếm của làng Smart phone thế giới

Ra mắt gần được 1 năm, cùng với đó là những đồn đoán về việc sắp ra mắt Bphone 2 nhưng thế hệ đầu tiên ra mắt đang là một hình mẫu trong làng điện thoại Việt. Làm khuấy động cả một làng công nghệ thế giới với thương hiệu “Made in Việt Nam”, đây được coi như một tượng đài không chỉ vì danh tiếng và câu nói bất hủ của CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng :”Không thể tin nổi” mà trên hết, nó còn đang sở hữu một công nghệ mà trên thế giới rất ít dòng điện thoại sở hữu.
1 trong những công nghệ hàng đầu đang nằm ở Bphone

Có thể nhiều người chưa biết nhưng Smart phone đầu tiên của Việt Nam này đang sử dụng công nghệ mà chỉ có 2 hãng điện thoại trên thế giới áp dụng, 1 trong số đó là Bphone. TransferJet là một giao thức kết nối không dây tầm ngắn, được Sony phát triển từ năm 2008, sau đó được nhiều công ty như Olympus, Toshiba ủng hộ nghiên cứu.

Ý tưởng về TransferJet xuất phát từ yêu cầu truyền dữ liệu giữa hai thiết bị ngang hàng mà không cần sử dụng kết nối vật lý. Bằng cách chạm hoặc đặt hai thiết bị sát nhau, TransferJet cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao mà không cần khâu xác nhận bằng mã.

Tốc độ truyền tối đa theo lý thuyết của TransferJet là 560 Mbps (tương đương 70 MB/giây). Sau khi sửa lỗi và thực hiện các giao thức khác, tốc độ tối đa sẽ là 375 Mbps (khoảng 47 MB/giây). Đối với Bphone, Bkav tuyên bố tốc độ truyền sẽ đạt 200 Mbps (khoảng 25 MB/giây).

Dù đôi khi bị nhầm lẫn với NFC (Near Field Communication) nhưng TransferJet là công nghệ hoàn toàn khác, chỉ có cùng mục tiêu là tập trung vào truyền dữ liệu tốc độ cao. Điểm thuận lợi là hai hệ thống này sẽ không gây nhiễu lẫn nhau và thậm chí có thể cùng sử dụng cùng lúc.

Các sản phẩm gần đây có tích hợp TransferJet như sạc không dây có thể vừa truyền dữ liệu, vừa sạc không dây cùng lúc. TransferJet, NFC và sạc không dây là ba công nghệ tầm gần được dự đoán sẽ loại dần các kết nối vật lý đang được dùng để giao tiếp giữa các thiết bị với nhau hiện tại.
Phần cứng đang là sự ảnh hưởng của công nghệ này


Với rất nhiều tính năng và ứng dụng thực tế đến như thế, vậy tại sao mà TransferJet lại không được một số hãng điện thoại lớn áp dụng???

Thứ nhất, là vấn đề tiên phong, có rất nhiều tập đoàn công nghệ đã từng thất bại khi áp dụng những công nghệ mới mà chưa được phổ biến rộng dãi nhưng ở đây Nguyễn Tử Quảng đang là một trong những người dám tiên phong trong lĩnh vực này, và tất nhiên, đây là một chuẩn mới nên không được hỗ trợ nhều.

Thứ hai là những vấn đề phần cứng, thiết bị này chưa được quan tâm để kết nối lắm, do đó những hỗ trợ về ứng dụng trên các hệ điều hành đang còn rất hạn chế và chưa được khai thác sâu vào nó lắm

Tuy nhiên việc Bphone sở hữu công nghệ là “của hiếm” này được coi như một tượng đài của công nghệ Việt trên thế giới, không chỉ có thế nó đang còn là một hình mẫu để hứa hẹn những hãng điện thoại tiếp theo sẽ phát hành trong tương lai cũng mang thương hiệu “Made in Việt Nam”.



Galaxy S7 và Galaxy S7 Edge mang lại thành công lớn cho Samsung



Theo số liệu mới công bố gần đây về doanh thu quý 1 của Samsung đã cho ta thấy những con số bất ngờ đến từ 2 sản phẩm Galaxy S7 và Galaxy S7 edge. Những con số từ 2 sản phẩm này đã vượt ngoài mong đợi từ phía hãng sản suất-một con số đáng để ấn tượng.

Samsung hy vọng sẽ vượt qua các dự báo thị trường về doanh thu quý đầu năm 2016. Và điều đó sẽ phải nhờ vào doanh số ngoài mong đợi của sản phẩm Galaxy S7 và S7 Edge cùng ước tính về một bước nhảy lợi nhuận khoảng 10%.
Thiết kế tinh xảo từ S7 Edge
 Trong báo cáo thu nhập sơ bộ vào thứ Năm vừa qua (7/4), Samsung cho biết đang mong đợi sẽ thu về 6,6 nghìn tỉ won (tương đương 127 nghìn tỉ đồng) từ lợi nhuận hoạt động và 49 nghìn tỉ won (tương đương 946 nghìn tỉ đồng) từ doanh thu trong quý đầu tiên của năm.

Các con số tích cực đó được đưa ra là nhờ vào doanh thu cao hơn so với dự kiến của Galaxy S7 và S7 Edge, và khả năng sinh lời từ mảng kinh doanh bán dẫn của công ty bất chấp giá chip đang giảm.

Lợi nhuận của Samsung đã bị ảnh hưởng trong vài năm gần đây bởi sự nổi lên của một số đối thủ Trung Quốc từ tầm thấp tới tầm trung và sự cạnh tranh của đối thủ Apple phân khúc cao cấp. Bên cạnh đó công ty này đã công bố lợi nhuận ròng thấp nhất của mình trong vòng 4 năm trở lại đây.
Doanh thu từ Samsung đang được mang lại từ sản phẩm này
Công ty dự định sẽ tăng lợi nhuận lên 10,4% từ 5,98 nghìn tỉ won (tương đương 115 nghìn tỉ đồng) và doanh thu lên 4% từ 47,12 nghìn tỉ won (tương đương 910 nghìn tỉ đồng).

Lợi nhuận hoạt động dự kiến sẽ tăng khoảng 7,5% từ 6,1 nghìn tỉ won (tương đương 117 nghìn tỉ đồng) trong Quý IV năm 2015. Ngược lại, với doanh thu, Samsung dự kiến giảm 8,1%, từ 53,3 nghìn tỉ won (tương đương 1030 nghìn tỉ đồng).

Trong ngành công nghiệp bán dẫn, mặc dù giá DRAM và chip flash NAND đang giảm do thừa cung và bị bão hoà nhưng Samsung vẫn giữ được biên lợi nhuận của mình nhờ khéo léo tăng khả năng sinh lời của các dòng sản phẩm.

"Số DRAM do Samsung bán ra có thể thấp hơn so với những dự báo trước đó, nhưng lãi suất phải đến từ việc tăng khả năng sinh lời trên đầu sản phẩm chứ không phải từ việc tăng số lượng hàng bán ra.", nhà phân tích Kim Kyung-min của Daishin Securities cho biết.
Từ đó ta có thể thấy doanh thu của Samsung vượt ngoài mong đợi không chỉ vì kinh doanh các thiết bị điện tử mà còn thu lại lợi nhuận từ việc bán các linh kiện bán dẫn