Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Tải giao diện Arrow Launcher của Microsoft cho điện thoại Android

Tin công nghệ - Hàng loạt smartphone Android được phép tải về giao diện bắt mắt của Microsoft


Nokia có một launcher cho Android thì Microsoft cũng có thể làm điều đó, ngay bây giờ bạn đã có thể tải giao diện Arrow Launcher của Microsoft cho điện thoại Android của mình và trải nghiệm giao diện mới này.

Arrow Launcher là bộ giao diện được Microsoft phát triển dành riêng cho Android, trước đây nó là một bản dùng thử dành riêng cho số ít sản phẩm còn bây giờ nó đã được tung ra trên Google Play và tất nhiên bạn có thể download và dùng ngay.


Giao diện khá nhẹ nhàng, đơn giản

Bộ giao diện này khá nhẹ nhàng, Arrow Launcher được Microsoft phát triển nhằm mục đích đơn giản hóa sự trải nghiệm trên Android bằng việc ‘học hỏi’ những điều quen thuộc của người dùng. Nhờ vậy, sau một thời gian sử dụng, bộ launcher này sẽ tự động sắp xếp để người dùng tiện lợi nhất, dễ dàng tìm thấy điều mình cần nhất.


Microsoft Arrow Launcher

Arrow Launcher cũng đi kèm với những lời nhắc nhở, một tab chứa các ứng dụng gần nhất, các hình ảnh tải về và thậm chí là các cuộc gọi. Ngoài ra, nó còn có các tùy chỉnh khác và hỗ trợ 2 ngôn ngữ, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Ngay bây giờ, hãy download và trải nghiệm ứng dụng.

Top 5 nhóm ứng dụng 'rác ' không nên cài vào smartphone Android

Trên kho ứng dụng của Google Play có hàng ngàn ứng dụng khác nhau, tuy nhiên không phải ứng dụng nào chúng ta cũng cần đến cài vào máy làm gì cho nặng máy ra. Sau đây là " Top 5 nhóm ứng dụng 'rác ' không nên cài vào smartphone Android "

1. Các ứng dụng giúp tiết kiệm pin


Bạn sẽ được quảng cáo là sẽ giúp tiết kiệm pin khi cài vào máy nhưng thực chất, các ứng dụng này không giúp được gì nhiều cho người dùng. Đa số chúng sẽ xóa tập tin batterystats.bin trên hệ thống Android, tạo một giao diện đẹp mắt nên khiến nhiều người lầm tưởng thời lượng dùng pin trên máy được nâng cao hơn.

Xem thêm :5 câu hỏi không thể không biết của người mới dùng smartphone Android

2. Các ứng dụng cải tiến RAM


Bạn lo lắng bộ nhớ RAM trên thiết bị Android của mình bị chiếm dụng khi chạy nhiều ứng dụng cùng lúc, làm chậm máy và hy vọng vào ứng dụng chuyên giải phóng RAM sẽ giúp cải thiện tình hình. Tuy nhiên, thực tế những phiên bản hệ điều hành Android hiện tại đủ "thông minh" để tự động được giải phóng RAM ngay sau khi tắt khỏi ứng dụng. Vì thế, việc làm này của bạn không cần thiết lắm.

3. Các ứng dụng quét virus giả mạo


Bạn có biết, nếu bạn đang dùng một chiếc máy chạy Android và chỉ cài các ứng dụng duy nhất từ kho Google Play thì 99% thiết bị di động của bạn vẫn an toàn. Tuy nhiên, nếu Google Play không đáp ứng đúng nhu cầu và bạn muốn cài một ứng dụng bảo mật từ các nguồn không rõ ràng, cần hạn chế lại và loại bỏ. Hoặc, chỉ nên cài chương trình diệt virus từ những hãng bảo mật nổi tiếng mà bạn biết như: AVG, Avast, Avira, Kaspersky,...

Hãy luôn cẩn thận với các ứng dụng diệt virus giả mạo từ các nguồn lạ, thậm chí có cả những ứng dụng tốn tiền mua về nhưng khi tải và cài đặt xong, ứng dụng chỉ hiển thị duy nhất chức năng xem hình ảnh mà không hề có tính năng quét virus nào cả.

Xem thêm : " Hóa " giao diện smartphone Android cũ thành Lollipop cho 'đỡ ghiền'

4. Ứng dụng quét vân tay (Lie detectors)


Bạn rất thích tính năng quét vân tay trên iPhone hay SS Galaxy và muốn tải về máy các ứng dụng tương tự trên Google Play. Bạn cần hiểu rằng, điều này chỉ có thể xảy ra khi smartphone của bạn được trang bị công nghệ nhận dạng vân tay. Nếu không, dù có cài đặt bất kỳ ứng dụng quét vân tay nào thì cũng chẳng thể sử dụng được.

5. Các ứng dụng tăng tốc kết nối internet


Một thực tế mà bạn phải biết là tốc độ kết nối internet trên máy của bạn nhanh hay chậm đa số chủ yếu phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hoặc mạng kết nối mà bạn đang tham gia (3G hoặc Wifi). Các ứng dụng được giới thiệu có thể cải thiện vấn đề này thường không giúp được nhiều lắm. Vì thế, bạn đừng hi vọng việc tăng tốc độ internet bằng phần mềm với lời hứa sẽ cải thiện các thuật toán trên máy.

Lưu ý: Các bạn tránh tình trạng cài đặt các ứng dụng lạ, sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm virut máy, bị ăn cắp thông tin , cũng như làm đầy bộ nhớ máy
Chúc các bạn thành công !

5 câu hỏi không thể không biết của người mới dùng smartphone Android


Câu hỏi 1: Tại sao máy bộ nhớ trong 16GB mà kiểm tra chỉ có gần 10GB?

Tại sao máy bộ nhớ trong 16GB mà kiểm tra chỉ có gần 10GB
Tại sao máy bộ nhớ trong 16GB mà kiểm tra chỉ có gần 10GB

Trả lời: Bộ nhớ điện thoại Android gồm làm 3 phần.

+ Bộ nhớ chứa HĐH: Chứa toàn bộ các chương trình, ứng dụng hệ thống, phần mềm...hay tóm lại là toàn bộ HĐH của máy. Phần này chúng ta không nhìn thấy được.

+ Bộ nhớ hệ thống: Dùng để cài đặt ứng dụng, game. Phần này chúng ta nhìn thấy được bằng cách xem ở mụcCài đặt > Dung lượng.

+ Bộ nhớ máy: Chứa các dữ liệu, nhạc, video, hình, tài liệu... hay còn gọi là bộ nhớ trong, tương tự như thẻ nhớ ngoài (nếu máy có hỗ trợ khe cắm). Phần này chúng ta cũng nhìn thấy được bằng cách tương tự như Bộ nhớ hệ thống.

Vậy trả lời cho câu hỏi trên chính là: Phần bộ nhớ 10GB + Bộ nhớ hệ thống + Bộ nhớ chứa HĐH = Tổng bộ nhớ máy mà nhà sản xuất ghi trên Sản phẩm(16GB)

Câu hỏi 2: Tại sao thẻ nhớ và bộ nhớ điện thoại còn trống nhiều mà tải ứng dụng trên CH Play vẫn báo không đủ bộ nhớ?


Trả lời: Như trên thì chúng ta thấy cấu trúc bộ nhớ điện thoại Android gồm 3 phần, nhưng trong đó chỉ có Bộ nhớ hệ thống cài đặt Game, ứng dụng. Nên cho dù bộ nhớ trong hay thẻ nhớ còn trống nhiều mà Bộ nhớ hệ thống còn trống ít thì vẫn không thể cài ứng dụng được.

Câu hỏi 3: Tại sao máy của tôi dung lượng RAM 1GB mà tôi kiểm tra thường chỉ khoảng 500MB và khi sử dụng nó chỉ còn xấp xỉ 200MB. Vậy số còn lại ở đâu?


Trả lời: Tương tự như phần bộ nhớ, RAM 1GB là tổng dung lượng, còn mức khả dụng chỉ khoảng 500MB, số còn lại là các quá trình chạy nền duy trì hoạt động của HĐH. Khi bạn sử dụng các ứng dụng bên thứ 3 cài đặt thì mức này tiếp tục giảm xuống và tùy số lượng ứng dụng mà máy chạy.

Câu hỏi 4: Điện thoại Android có cần dùng ứng dụng dọn dẹp?


Trả lời: Hiện nay có khá nhiều phần mềm dọn dẹp nổi tiếng và hoàn toàn miễn phí, những ứng dụng này được quảng cáo sẽ làm tối ưu, tiết kiệm pin hay làm tăng tốc máy lên đến 50%. Tuy nhiên, liệu những ứng dụng trên có đáp ứng được kỳ vọng của người dùng? Và câu trả lời mà đa số đều đồng ý là “Không”.

Những ứng dụng dọn dẹp này có tác dụng đóng ứng dụng chạy ngầm, xóa cache, ngắt kết nối khi màn hình tắt... Nhưng để làm được những việc trên thì bản thân ứng dụng đó phải luôn... chạy ngầm. Điều này cho thấy việc tối ưu chỉ được 1 nhưng làm tổn hại đến 2. Chưa kể một số ứng dụng cố tình làm chậm điện thoại lại rồi đẩy nhanh tốc độ sau khi tối ưu để tạo cảm giác máy nhanh hơn.

Không cần đến các ứng dụng dọn dẹp trên các bạn làm theo hướng dẫn sau để tối ưu máy hiệu quả hơn: Mẹo tuỳ chỉnh smartphone Android.

Câu hỏi 5: ROOT máy có bị mất bảo hành không?


Có lẽ đây là câu hỏi thuộc hàng “kinh điển” nhất của những người mới dùng Android. Việc root máy hiện nay đã khá dễ dàng chứ không khó khăn như một vài năm về trước. Root máy bây giờ đa số đều khá nhanh chóng, tuy nhiên thời gian để Unroot (hủy root) thì lại còn nhanh hơn. Thực tế thì không có một công cụ hay cách nào có thể phát hiện được điện thoại root rồi unroot, vậy nên các bạn có thể yên tâm mà không sợ mất Bảo hành.

Tuy nhiên, việc này chỉ khuyến khích đối với người dùng đã có một số hiểu biết nhất định. Vì khi root máy mà không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến một số phiền toái như treo logo, cập nhật OTA bị lỗi...

Trong năm câu hỏi trên thì bạn đã từng thắc mắc những câu nào? Và còn câu hỏi nào khác khiến người mới dùng Android phải tò mò nữa không?

Theo thegioididong

Các tìm kiếm liên quan đến người mới dùng smartphone Android
smartphone android giá rẻ
smartphone android pin khoe
smartphone android giá siêu rẻ 2 triệu đồng
smartphone android giá rẻ dưới 2 triệu
smartphone android giá rẻ nhất việt nam
smartphone android giá rẻ 2012
thời của smartphone android giá rẻ
smartphone android tam trung