Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Chia sẻ 3 cách vào chế độ Safe Mode trên Windows 10

Tin công nghệ - Safe Mode có thể đã quá quen thuộc với nhiều người rành kỹ thuật hoặc thích vọc vạch hệ thống vốn được tích hợp sẵn trên các phiên bản Windows. Tuy nhiên, trên Windows 10 việc truy cập vào Safe Mode không còn đơn giản là bấm F8 nữa, nếu cần hãy xem “bí kíp” tổng hợp dưới đây.


1. “Triệu hồi” nút F8 huyền thoại trở lại

Mặc định trên Windows 10 bạn đã không còn truy cập vào Safe Mode từ màn hình khởi động như trên các phiên bản trước nữa nhưng nếu muốn vẫn có thể đưa tùy chọn này trở lại. Bạn nhấn chuột phải vào nút Start Menu >chọn Command Prompt (Admin), bấm YES nếu có một hộp thoại hiện ra, sau đó gõ/copy dòng lệnh sau dán vào: bcdedit /set {default} bootmenupolicy legacy và bấm Enter.



Nếu không muốn sử dụng tùy chọn này nữa, bạn cũng truy cập vào ứng dụng cmd với quyền hạng Admin, nhập/copy dòng lệnh sau: bcdedit /set {default} bootmenupolicy standard và nhấn Enter.

2. Tinh chỉnh thiết lập hệ thống với System Configuration

Cách này đơn giản là bạn không phải đụng tới mấy dòng lệnh và thích hợp để bạn chỉ cần truy cập vào Safe Mode đột xuất để diệt virus hay xóa bỏ một ứng dụng cứng đầu nào đó chẳng hạn. Bạn nhấn tổ hợp phímWindows + R, trong cửa sổ hiện ra bạn gõ vào chữ msconfig và nhấn OK.



Trong trình System Configuration, bạn chuyển sang tab Boot, dưới phần Boot Options, bạn hãy chọn một trong bốn tùy chọn có sẵn, bao gồm:

Minimal: Vào chế độ Safe Mode với số lượng tối thiểu các trình điều khiển (driver) và các dịch vụ nhưng vẫn sử dụng giao diện đồ họa quen thuộc của Windows.

Alternate Shell: Nếu thành thạo về các dòng lệnh Command Prompt thì có thể chọn chế độ này.
Active Directory Repair: Vào chế độ Safe Mode với quyền truy cập vào các thông tin cụ thể trên máy tính, như các thiết bị phần cứng. Nếu không cài đặt thành công phần cứng mới, chẳng hạn như Active Directory thì Safe Mode sẽ được sử dụng để khôi phục lại sự ổn định của hệ thống bằng cách sửa chữa dữ liệu bị hỏng hoặc thêm dữ liệu vào thư mục.

Network: Vào chế độ Safe Mode với các dịch vụ và driver cần thiết dành cho kết nối mạng, sử dụng giao diện đồ họa của Windows.

Nếu không rành hoặc thấy rắc rối thì chỉ cần tùy chọn Minimal là “đủ xài” với nhiều trường hợp truy cập vào chế độ này rồi. Chọn xong bạn chọn Apply và Ok, máy sẽ hỏi có khởi động lại ngay không hoặc máy sẽ tự động vào Safe Mode trong lần khởi động kế tiếp.

3. “Đường vòng” thông qua Advanced Startup

Cách này thực ra hơi rườm rà nhưng sẽ rất hữu ích trong những trường hợp cần kíp. Vì thế bạn không nên thấy nó lòng vòng mà bỏ qua nhé. Để vào được Advanced Startup, bạn có ít nhất ba cách để truy cập.

Đầu tiên là bạn mở ứng dụng Setting > Update & Security > Recovery > Advanced Startup > bấm chọn Restart Now.



Hoặc để đỡ rườm ra hơn, chỉ với thao tác giữ phím đồng thời phím Shift khi nhấn Restart ở Start Menu là bạn cũng đã có thể truy cập vào chế độ này.


Hoặc một phương pháp nữa nhưng lại vô cùng hữu ích khi máy bạn không thể khởi động vào Windows, thường bị đứng tại một khâu nào đó chẳng hạn. Lúc này đừng vội “xoắn”, bạn hãy “hành hạ” cái máy của mình một xíu là trong quá trình khởi động, nhấn giữ nút nguồn để tắt đột ngột (hoặc nhấn nút reset nếu có càng tốt) khoảng vài ba lần thì lập tức Windows 10 sẽ tự động chạy vào chế độ Advanced Startup.


Với một trong ba phương pháp trên chắc chắn đã giúp bạn truy cập vào được màn hình khởi động Advanced Startup. Tới đây bạn chỉ việc chọn Troubleshoot > Advanced Options > Startup Settings > Restart. Máy sẽ khởi động lại và hiện ra các tùy chọn vào Safe Mode cho bạn sử dụng.

Safe Mode là một chế độ cứu cánh rất hay khi máy tính gặp phải những trường hợp khẩn cấp nhưng chưa tới mức phải xài tới phân vùng backup hệ thống hay phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống. Hy vọng với ba cách hướng dẫn vào Safe Mode trên Windows 10, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trên con được vọc vạch bản Windows mới nhất đến từ Microsoft. Trong ba cách trên, bạn thấy cách nào là phù hợp với mình nhất?

Thegioididong
>>> Gợi ý từ khóa tìm kiếm Google:

chế độ Safe Mode
chế độ safe mode win 7
chế độ safe mode android
chế độ safe mode trên iphone là gì
chế độ safe mode của iphone
vào chế độ safe mode
chế độ safe mode không an toàn
chế độ safe mode của firefox
cách vào chế độ safe mode

Windows 10 có phải là phiên bản cuối cùng của Microsoft

Sau rất nhiều cải thiện và nâng cấp hệ điều hành Windows thì đến nay Microsoft đã cho ra mắt hệ điều hành Windows 10, liệu rằng đây có phải là phiên bản cuối cùng của Microsoft hay không

Được thiết kế cho mọi loại thiết bị, Windows hứa hẹn tương thích với PC, máy tính bảng, điện thoại, Internet of Things (IoT), Surface Hub, Xbox One và HoloLens.



Windows 10 xuất hiện sau gần 3 năm Windows 8 ra đời. Windows 10 có rất nhiều thanh đổi, tăng khả năng tương tác cho các thiết bị di động và với ứng dụng. Mặc dù thời gian đầu, Windows chỉ hướng đến máy tính để bàn và xách tay nhưng thời gian sau, điện thoại thông minh và máy tính bảng sẽ được chạy hệ điều hành này và người dùng sẽ dễ dàng tương tác cảm biến chạm với giao diện Start mới

Phiên bản Windows mới cũng đánh dấu sự trở lại của menu Start kiểu truyền thống, đồng thời hứa hẹn tốc độ xử lý, khởi động và resume máy nhanh hơn. Microsoft cũng "khoe" rằng Windows 10 là nền tảng "an toàn nhất trừ trước đến nay".

Một số tính năng mới gồm hỗ trợ số Cortana (cạnh tranh với Siri của Apple); trình duyệt mới mang Edge; Windows Hello giúp đăng nhập bằng nhận diện gương mặt, mống mắt và vân tay; mô hình ứng dụng "Universal" giúp ứng dụng chạy được trên mọi thiết bị Windows 10; và hàng loạt ứng dụng khác được tinh chỉnh lại như photo, video, nhạc, bản đồ, địa chỉ liên lạc, email và lịch, chạy thông suốt trên mọi thiết bị thông qua OneDrive; và cuối cùng là Continuum để bạn dễ dàng chuyển đổi công việc giữa máy tính bàn và thiết bị di động.

Ngoài ra, Windows 10 sẽ là bản chính thức cuối cùng của dòng hệ điều hành mang tên Windows, kế hoạch sẽ được ra mắt chính thức vào ngày 29.7 tới đây

Cũng như các phiên bản trước đây, Windows 10 sẽ có vài phiên bản khác nhau, được thêm bớt để phù hợp hơn với từng đối tượng người dùng. Windows 10 Home là bản hướng đến người dùng thông thường, có mọi tính năng mới bên trong môi trường desktop thân thuộc.

PC chạy bản Home sẽ có thể truy cập được dịch vụ Xbox Live chia sẻ game và có thể chơi game Xbox One trên mọi thiết bị Windows 10 có trong mạng local. Trong khi đó, bản dành cho doanh nghiệp là Windows 10 Pro ngoài những tính năng có trong bản Home, còn có thêm khả năng quản lý và cập nhật thiết bị và ứng dụng, bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, tận dụng các công nghệ điện toán đám mây.

Còn một số phiên bản Windows 10 khác sẽ được tối ưu cho điện thoại thông minh và máy tính bảng; doanh nghiệp thường dùng thiết bị di động làm việc; và giáo dục đào tạo.

Còn đối với ai không muốn nâng cấp mà muốn mua trực tiếp bản Windows 10, hoặc không thể nâng cấp từ Windows XP hay Vista quá cũ, Microsoft bán bản Windows 10 Home với giá 119 USD và Windows 10 Pro 199 USD.

Từ khóa tìm kiếm Google :
hệ điều hành win 10
win 10 ra mắt
win 10 32bit
win 10 full
win 10 64bit
win 10 sinhvienit
win 10 technical preview
win 10 download
win 10 beta

Hướng dẫn cách sao lưu dữ liệu trên máy tính cá nhân

Tin công nghệ - Bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách sao lưu dữ liệu trên máy tính cá nhân để tránh trường hợp không may mắn bạn bị cướp giật mất chiếc laptop có chứa tất cả dữ liệu cá nhân của mình. Những lúc như thế, một bản sao lưu hệ thống và bản sao dữ liệu dự phòng sẽ giúp bạn nhanh chóng làm việc trở lại một cách bình thường.

Chọn phương tiện sao lưu

Hai giải pháp phổ biến nhất để lưu trữ tập tin cá nhân hiện nay là sử dụng ổ cứng gắn ngoài hay lưu trữ lên đám mây. Ổ cứng gắn ngoài thường rẻ và nhanh, nhưng vì chúng thường được mang theo bên mình người dùng nên dễ xảy ra tình trạng thất lạc, bị cướp giật khi cất chung giỏ xách với laptop.



Sao lưu bằng ổ cứng gắn ngoài là một giải pháp rẻ và nhanh.

Ngoài ra, nếu thường xuyên kết nối ổ cứng gắn ngoài với máy tính thì tình trạng mất điện đột ngột hay bị virus xâm nhập cũng có thể khiến cho dữ liệu trong đó bị rủi ro. Lời khuyên là bạn cần phải nhớ kết nối ổ cứng với máy tính khi muốn sao lưu, sau đó gỡ bỏ thiết bị ngay khi hoàn tất.


Những vấn đề trên sẽ không xảy ra nếu bạn chọn giải pháp sao lưu qua đám mây. Chỉ cần đường truyền kết nối Internet, quá trình sao lưu có thể sẽ diễn ra hoàn toàn tự động mà không đòi hỏi bạn phải thực hiện bất kỳ thao tác phức tạp nào. Và cũng do quá trình sao lưu được thực hiện đến một máy chủ ở xa, bất kỳ một vấn đề rủi ro nào xảy ra chẳng hạn như hỏa hoạn, trộm cắp hay thiên tai đối với máy tính cũng sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu đã được sao lưu.

Tuy nhiên, giải pháp sao lưu đám mây có tốc độ chậm hơn nhiều và phụ thuộc vào đường truyền Internet. Chúng có thể mất hàng giờ hay thậm chí nhiều ngày, nhiều tuần khi bạn thực hiện sao lưu số lượng lớn dữ liệu lần đầu tiên, trong khi chỉ mất vài giờ nếu bạn chọn giải pháp sao lưu vào ổ cứng gắn ngoài. Một số dịch vụ sao lưu chuyên nghiệp cũng buộc người dùng trả mức phí khá cao khi đăng ký.

Xem thêm :


Chọn chương trình sao lưu

Bất kỳ chương trình sao lưu nào cũng cho phép bạn điều chỉnh các thiết lập, chẳng hạn như chọn những tập tin nào sẽ được sao lưu, chỉ những tập tin trong các thư mục nhất định hoặc các định dạng tập tin nhất định. Các thiết lập mặc định này sẽ phù hợp với hầu hết người dùng.

Một khi các quy tắc sao lưu đã được thiết lập, chương trình sẽ tạo ra một bản sao lưu đầy đủ sao chép các tập tin phù hợp với những tiêu chuẩn đã định. Những lần sao lưu tiếp theo sẽ được cộng dồn, chỉ sao chép các tập tin được tạo mới hoặc thay đổi kể từ lần sao lưu trước.


Dù chọn sao lưu qua ổ cứng gắn ngoài hay qua đám mây, bạn cũng cần một chương trình để thực hiện.
Những chương trình sao lưu tốt nhất sẽ có tính năng loại bỏ những bản sao lưu cũ, để dành chỗ cho những bản sao lưu mới. Cả hai phiên bản hệ điều hành Windows 7 vàWindows 8 đều hỗ trợ những chương trình sao lưu dùng giải pháp ổ cứng gắn ngoài, chẳng hạn như EASEus Todo Backup hay AOMEI Backupper. Phiên bản miễn phí của những chương trình này có những tính năng mạnh mẽ hơn so với các công cụ tích hợp sẵn của Windows. Trong khi đó, phiên bản trả phí có nhiều tính năng cao cấp hơn.

Nếu chọn giải pháp sao lưu đám mây, bạn có thể chọn một trong những dịch vụ phổ biến hiện nay, chẳng hạn như Dropbox, OneDrive, Google Drive, Mozy hay Carbonite. Các dịch vụ này đều sẽ cung cấp chương trình để cài đặt vào máy tính và có chức năng tự động đồng bộ mỗi khi có kết nối Internet.

Sao lưu dữ liệu và tập tin ảnh của Windows

Việc sao lưu dữ liệu của bạn rất quan trọng và cần được thực hiện hằng ngày. Bên cạnh đó, sao lưu cả tập tin ảnh của chính hệ điều hành Windows cũng là một ý tưởng tốt và chỉ cần được thực hiện ba hoặc bốn lần mỗi năm.



Đối với việc này, bạn cần phải tạo ra một bản sao lưu tập tin ảnh mà trong đó sao chép toàn bộ ổ đĩa vào một tập tin nén khổng lồ. Windows 7, Windows 8 và phần mềm EASEus Todo Backup đều có công cụ có thể tạo tập tin ảnh sao lưu ổ đĩa của bạn. Tuy nhiên, không có tùy chọn sao lưu đám mây ở đây mà bạn sẽ cần một ổ cứng gắn ngoài để thực hiện.

Từ khóa tìm kiếm Google ;
 cách sao lưu dữ liệu
cách sao lưu dữ liệu trên android
cách sao lưu dữ liệu iphone bằng itunes
cách sao lưu dữ liệu trên điện thoại android
cách sao lưu dữ liệu misa
cách sao lưu dữ liệu vào icloud
cách sao lưu dữ liệu ổ cứng
cách sao lưu dữ liệu trên windows phone 8
cách sao lưu dữ liệu trên ipad

Tuy bị ngừng hỗ trợ nhưng Windows 7 và XP vẫn được nhiều người dùng ?

Theo thông tin của Microsoft thì Windows 7 và XP đã bị ngừng hỗ trợ từ hồi đầu năm 2015, tuy nhiên không vì đó mà số lượng người dùng hai hệ điều hành này suy giảm đáng kể.



Windows Xp đã bị Microsoft khai từ từ tháng 4/2014, windows 7 bị ngừng hỗ trợ từ tháng 1/2015 và tương lai có thể bị khai tử vào năm 2020, tuy nhiên theo thống kê mới đây của Net Application thì số lượng người sử dụng windows 7 và XP vẫn vượt xa so với các hệ điều hành khác. Theo đó thì windows 7 chiếm 58.39% trong khi đó windows XP là 15.39%.

Windows 8.1 mặc dù đã được nhiều người sử dụng và cài mặc định trên nhiều laptop kèm bản quyền nhưng cũng chỉ chiếm 11.16.



Điều này thực ra cũng không qua khó hiểu vì windows 7 hiện tại vẫn được đánh giá là hệ điều hành ổn định nhất đặc biệt trong việc sử dụng game, phần mềm.

Đối với các bạn dùng PC cấu hình thấp thì Windows XP vẫn là sự chọn lựa hàng đầu đúng không nào? Còn với các bạn dùng laptop cấu hình không cao thì Windows 7 cũng vẫn là sự lựa chọn số 1
Bạn đang dùng hệ điều hành nào, có còn dùng Windows 7 và XP hay không ?