Zing News - Tri thức trực tuyến

M

7 phẩm chất lãnh đạo cần có để "thu phục" được nhân viên

Cẩm nang tuyển dụng - Dưới đây là 7 phẩm chất lãnh đạo cần có để "thu phục" được nhân viên ? Một câu hỏi rất hay và là thắc mắc chung của đai đa số lãnh đạo trẻ. Để biết mình có những "phẩm chất vàng" để được nhân viên yêu quý hay không, hãy xem bản thân có hội tụ những điều này chưa nhé?



Thấu hiểu tâm lý nhân viên

Đây là phẩm chất lãnh đạo quan trọng nhất khiến cấp dưới luôn yêu quý bạn. Mỗi nhân viên, ai cũng có điểm mạnh và yếu riêng. Họ mong muốn có cơ hội để phát huy hết ưu điểm của bản thân. Bạn phải hiểu rõ từng đặc điểm của nhân viên dưới quyền mới phân vân được công việc phù hợp cho từng người.

Ngoài ra, khi sếp biết đồng cảm cho những khó khăn của nhân viên, tạo bầu không khí thoải mái khi làm việc cùng nhau, không chỉ được nhân viên tôn trọng, hiệu quả công việc cũng được nâng cao rõ rệt.

Biết cách khích lệ nhân viên

Lãnh đạo không chỉ đơn giản yêu cầu nhân viên làm việc mà cần biết cách khiến họ yêu thích công việc đang làm. Mọi người đều cần có những hướng dẫn, hỗ trợ, góp ý của người khác. Nếu nhà lãnh đạo đóng vai trò như nhà tư vấn thông thái, bạn sẽ khiến nhân viên tin tưởng nhiều hơn, tạo điều kiệu cho họ phát triển được những mục tiêu của mình.

Ngoài ra, người lãnh đạo có khả năng truyền cảm hứng cho cấp dưới theo một hướng đi nhất định, rõ ràng, sẽ gia tăng sự tin cậy và trung thành đối với nhân viên.

Sống ngay thẳng, công bằng.

Một nhà lãnh đạo tốt luôn trung thực với các đồng đội của mình. Trung thực có thể được coi là kỹ năng lãnh quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo có "tâm và tài". Người thiếu trung thực có thể giành được quyền lực, nhưng không phải là nhà lãnh đạo đích thực. Đã hứa thì phải giữ lời. Đã nói thì sẽ làm. Mối quan hệ dựa trên sự tinh tưởng sẽ khiến nhân viên cảm nhận bạn luôn bên cạnh để giúp đỡ, tăng cảm hứng cho họ làm việc nhiệt tình hơn.

Linh hoạt với quy định

Một người lãnh đạo chỉ hướng tới kết quả - quen đưa ra nhiều quyết định chỉ để đạt được những con số thực tế - thường bị cô lập trên "ngai vàng" của chính mình.

Nhà lãnh đạo có tâm, là người luôn biết linh hoat, sẵn sàng gạt bỏ những thủ tục khắt khe để có được điều tốt cho tất cả mọi người. Khi bạn hiểu và tạo điều kiện cho nhân viên, chắc chắn họ sẽ không bao giờ quên, và kết quả mang lại là sự gia tăng của những nhân viên trung thành cho bạn.

Có tầm nhìn

Tất cả nhà lãnh đạo nắm trong tay "số phận" của toàn công ty. Mọi quyết định của bạn không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập nhân viên mà hệ luỵ đến cả gia đình của họ. Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn làm việc trong công ty đảm đảo, ổn định. Tầm nhìn là một bức tranh bạn vẽ ra về tương lai để toàn nhân viên hướng tới. Ngoài ra, khi bạn có tầm nhìn tốt, sẽ biết cách để dẫn dắt nhân viên và truyền cảm hứng cho họ.

Sống tích cực

Người tích cực xem sai lầm là bài học kinh nghiệm, chứ không phải tai hoạ làm mình ngã gục. Là người tạo ra hi vọng cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần phải lạc quan để thành công. Khi là một vị sếp, bạn còn phải truyền thái độ tích cực đến nhân viên của mình. Bằng nhiều biện pháp truyền lửa cho cấp dưới, bạn sẽ giúp nhân viên vững vàng hơn trước thử thách.

Vị tha

Một phẩm chất lãnh đạo quan trọng mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng cần có, đó là tính vị tha. Họ quan tâm tới thành tựu của tập thể ngay cả khi nó đối lập với mục tiêu riêng của họ. Nếu trước đây luôn có nhiều lãnh đạo mang "trái tim sắt đá", thì hiện nay những nhà lãnh đạo có đạo đức sẽ là người giải quyết khủng hoảng tốt hơn, truyền đạt tốt nhất, và quan trọng sẽ càng được nhân viên yêu quý hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến phẩm chất lãnh đạo
tài liệu phẩm chất lãnh đạo
người lãnh đạo
nhà lãnh đạo giỏi
10 phẩm chất
phẩm chất 2010
phẩm chất người lãnh đạo cần có
phẩm chất của người lãnh đạo
tố chất lãnh đạo

Phải làm gì để khích lệ nhân viên ngoài tài chính?

Cẩm nang tuyển dụng- Làm một người quản lý giỏi là điều không dễ , bạn phải là  người cực kỳ khôn khéo đó nha, nhiều khi tôi hỏi không biết Phải làm gì để khích lệ nhân viên ngoài tài chính?

Nhiều doanh nghiệp thường dùng tài chính để khích lệ nhân viên mỗi khi có thành tích. Phần lớn tiền sẽ tạo động lực lớn cho mọi người, nhưng không phải là thứ duy nhất bạn nên dùng để thúc đẩy nhân viên của mình. 

"Nếu không cực kỳ cẩn trọng với cách sử dụng tiền làm phần thưởng, bạn sẽ khiến nhân viên hiểu rằng họ đang đi làm chỉ vì tiền" (Edward Deci)

Phải làm gì để khích lệ nhân viên ngoài tài chính?



Xây dựng không gian làm việc thân thiện


Tất cả nhân viên đều mong muốn được làm việc dưới môi trường tốt và dễ chịu.Không gian công sở nên là nơi để nhân viên sáng tạo, cống hiến, hoàn thành được những khát vọng của họ. 

Văn phòng cần được thiết kế "mở", không gian không bị tường và cửa chia cách. Kết cấu thoáng, cánh cửa văn phòng sếp mở rộng truyền đi thông điệp với nhân viên " Tôi ở đây! Tôi sẵn sàng làm việc với bạn"

>> Xem thêm : Bí quyết tối đa hóa năng lực của nhân viên

Lắng nghe

Có hàng tá lý do khiến nhân viên của bạn trở nên căng thẳng, không hài lòng với công ty. Nếu không được giải toả sớm, việc các nhân tài được đào tạo ra đi là điều không tránh khỏi. Có một nghịch lý là càng ở vị trí cao, bạn càng khó nghe được ý kiến phản hồi từ nhân viên. Trong khi việc quan trọng nhất cấp lãnh đạo vẫn là quản lý tài nguyên năng lực con người.

Hãy dành chút thời gian để trực tiếp nói lắng nghe mọi nguyện vọng của cấp dưới. Đây còn là cách dễ dàng nhất thể hiện sự quan tâm và phá bỏ rào cản không đáng có.

Biết cách thể hiện cảm xúc với nhân viên

Áp lực công việc khiến bạn mệt mỏi là điều không thể tách rời với môi trường công sở. Thực tế cho biết cảm xúc của bạn tác động trực tiếp đến thành tích và hiệu quả làm việc của nhân viên. Sẽ tuyệt vời nếu như bạn biết quản lý cảm xúc nơi công sở theo hướng tích cực.

Tạm dẹp bỏ " bộ mặt nghiêm nghị" bằng nụ cười rạng rõ sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng. Đặc biệt, biết nói từ "cám ơn" là những gì nhân viên cần từ bạn. Chắc chắn khiến họ hạnh phúc và phấn chấn vì công sức của mình đã được ghi nhận.

Minh bạch- công bằng với nhân viên

Đa số nhân viên có thể chấp nhận vị sếp khó tính, đòi hỏi cao nhưng không phải ai cũng chịu được sự bất công thiên vị trong công ty. Một người sếp giỏi, được nhân viên yêu mến không chỉ do năng lực và còn ở cách cư xử của họ với nhân viên. Công bằng và ngay thẳng nên là đức tính hàng đầu nếu muốn nhân viên gắn bó lâu dài với bạn. 

Các nhân viên thường cảm thấy chán nản nếu mọi nỗ lực làm việc của họ không được cấp trên chú ý và đánh giá đúng mức, thậm chí nhiều khi chỉ nhận được những phản hồi tiêu cực.

Việc thông báo, quyết định phải rõ ràng, công tâm sẽ hạn chế tiếng xì xầm, hay nhân viên tỏ thái độ bạn đang "thiên vị" cho ai đó.

>> Xem thêm :7 dấu hiệu nhân viên của bạn muốn nghỉ việc

Tạo mục tiêu chung, cùng nhân viên hướng tới

Nhân viên sẽ vô cùng thích thú và vui vẻ nếu biết việc mình làm đóng góp, hướng đến một sứ mệnh lớn lao. Việc truyền những thông tin cụ thể, mạnh mẽ như "tốt nhất", " lớn nhất", "giỏi nhất" thường tạo động cơ làm việc nhanh và hiệu quả cho mỗi nhân viên.

Qua mục tiêu chung hướng đến, kích thích sự sáng tạo của nhân viên qua các ý tưởng, đề xuất, đóng góp. Điều quan trọng, hãy luôn để nhân viên biết ý tưởng đóng góp của mình luôn được lắng nghe và đánh giá cao.

Chiêu đãi nhân viên

Việc thỉnh thoảng được sếp chiêu đãi đi ăn, mua quà tặng, nhìn có vẻ đơn giản nhưng dễ dàng mang lại hiệu quả cao. Đây là cách thức dễ nhất để nhân viên cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho họ. Vài ý tưởng như là thỉnh thoảng mời nhân viên ăn trưa, mời về nhà dự tiệc cuối tuần cũng là cách thức khích lệ nhân viên mở rộng giao lưu ngoài công việc, gắn bó với nhau hơn.

Các tìm kiếm liên quan đến khích lệ nhân viên
nghệ thuật quản lý
nghệ thuật khích lệ nhân viên
tài liệu khích lệ nhân viên
động viên khích lệ
của nhân viên
thuật khích lệ lòng người
khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên
khích lệ là gì
khích lệ bằng tiếng anh

Bí quyết tối đa hóa năng lực của nhân viên

Cẩm nang tuyển dụng - Tìm được một nhân viên phù hợp là điều rất khó, tuy nhiên giữ nhân viên và sử dụng năng lực của họ lại là điều càng khó hơn đối với người quản lý, sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn " Bí quyết tối đa hóa năng lực của nhân viên "



Đánh giá tiềm năng từng nhân viên

Quản lý giỏi là người biết đánh giá đúng năng lực, khơi gợi tiềm năng giúp nhân viên hăng hái làm việc. Mỗi cộng sự dưới quyền đều có điểm mạnh, yếu và hoàn toàn có khả năng mắc lỗi. Đây là một trong những công việc đòi hỏi nghệ thuật ứng xử khéo léo của lãnh đạo. Đạt được mục đích nhưng không gây tổn thương đến lòng tự trọng nhân viên là điều bạn cần lưu ý.

Chỉ tiêu đánh giá năng lực luôn là điều mọi thành viên công ty lưu tâm. Việc thông tin cho nhân viên cụ thể từng chỉ tiêu là một bước cần thiết. Từ đó, họ có thể cải thiện kỹ năng, kiến thức để nâng cao hiệu suất làm việc.

>> Xem thêm : 7 dấu hiệu nhân viên của bạn muốn nghỉ việc

Lựa chọn đúng vị trí

Con người là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định thành công hay thất bại của một tổ chức. Mọi nhà quản lý, điều hành nên đặt mối quan tâm về con người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển tổ chức.

Mọi ứng viên đều mong muốn vị trí phát huy hết năng lực của bản thân. Đừng lựa chọn vị trí theo cảm tính hay ấn tượng ban đầu. Việc lắng nghe, thấu hiểu từng ứng viên sẽ gia tăng cơ hội chọn đúng người, đúng việc.

Đào tạo thường xuyên

Rất nhiều doanh nghiệp cho rằng việc đào tạo là vô ích, tốn chi phí. Đây thực sự là một nhận thức sai lầm. Muốn xây dựng được thương hiệu uy tín, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp. Chỉ 1 phương pháp duy nhất: doanh nghiệp phải tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên học hỏi, bổ sung kiến thức mới.

Các chương trình đào tạo thường kết hợp truyền đạt kiến thức và chia sẻ. Qua những buổi huấn luyện không chỉ trang bị cho nhân viên các kỹ năng nghề nghiệp, còn tạo điều kiện gắn bó với nhau hơn.

Khuyến khích lập kế hoạch nghề nghiệp

Mục tiêu công việc là một phần quan trọng trong đánh giá nhân viên. Hãy khuyến khích cấp dưới thiết lập mục tiêu công việc rõ ràng. Như vậy nhân viên sẽ có trách nhiệm với công việc và cố gắng hoàn thành mục tiêu đề ra.

Trong hầu hết các công ty, nhân viên và ban giám đốc có hai mục tiêu khác biệt nhau. Cần thông tin cho nhau để tìm ra tiếng nói chung. Tránh trường hợp không bên nào thỏa mãn, thậm chí hiểu lầm cho nhau. Hãy định hướng kế hoạch nghề nghiệp của nhân viên xây dựng theo sát chiến lược của doanh nghiệp. Bí quyết này là nền tảng cho mọi thứ khác.

Giữ "lửa" cho nhân viên.

Khi nhân viên bỗng nhiên mất lửa trong công việc, làm sao để thắp lại lửa cho họ? Bạn cần lưu ý rằng cả điều kiện bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp đều có thể tác động khiến nhân viên mất lửa, để từ đó có cách ứng xử thích hợp. Với những vấn đề cá nhân tác động, bạn khó có thể kiểm soát được. Nên lắng nghe ý kiến của nhân viên và thấu hiểu họ, để sẵn sàng giúp đỡ. 

Hãy nhạy bén với những vấn đề làm tắt lửa nhiệt tình như điều kiện làm việc, thời gian làm việc kéo dài và xung đôt nội bộ nhân viên với nhau. Chính mối quan hệ gần gũi với nhân viên sẽ giúp bạn kịp thời giải quyết rắc rối ngay khi điều đó xảy ra.

Khen thưởng & động viên.

Hãy nhớ khen ngợi nhân viên ngay lúc đầu, khi mà họ bắt đầu hiểu và thực hiện được gần đúng công việc. Đừng chờ đến khi nhân viên làm thật đúng rồi mới khen. Những việc làm gần đúng sẽ tạo nên một việc làm thật đúng. Ngoài ra, đừng bao giờ khiển trách hoặc phạt nhân viên khi họ đang tìm tòi, học hỏi cách làm tốt công việc. 

Đừng bao giờ hô hào khẩu hiệu suông, phải tạo cơ chế, mục tiêu hướng tới sự minh bạch, công bằng, thưởng phạt công minh, có như vậy mới phát huy hết khả năng của nhân viên. 

Chú trọng văn hoá công ty

Trung thực, thẳng thắn, công bằng và quan tâm tới yếu tố con người thể hiện cái tâm của nhà quản lý giỏi. Xét về mặt cảm tính, bạn thường có thiện cảm khác nhau với từng nhân viên, nhưng trong tổ chức phải tỏ ra không thiên vị và quan tâm đồng đều. Làm việc dưới quyền quản lý giỏi công tâm, biết động viên khích lệ, sự gắn bó trung thành với công ty chắc chắn sẽ cao.

Các tìm kiếm liên quan đến nghệ thuật quản lý
nghệ thuật quản lý và lãnh đạo
tài liệu nghệ thuật quản lýnghệ thuật quản lý của nhật bảnnghệ thuật quản lý kinh doanhnghệ thuật quản lý của steve jobsnghệ thuật quản lý tiền bạcnghệ thuật quản lý là gìnghệ thuật quản lý nhân viên bán hàng

7 dấu hiệu nhân viên của bạn muốn nghỉ việc

Cẩm nang tuyển dụng - Dưới đây là 7 dấu hiệu nhân viên của bạn muốn nghỉ việc, các nhà tuyển dụng nên cảnh giác nguy cơ nghỉ việc của họ
Trong nền kinh tế khó khăn, có lẽ không ít lãnh đạo cũng sẽ phần nào thấy bất an để giữ chân nhân tài cho công ty. Chính vì vậy việc sớm nhận ra những dấu hiệu cảnh báo việc nhân viên muốn xin nghỉ việc sẽ giúp các lãnh đạo có thêm thời gian, cơ hội để giữ nhân viên ở lại hoặc sắp xếp người thay thế hợp lý. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để các nhà quản lý lắng nghe những góp ý chân thực từ nhân viên để từ đó ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám hàng loạt

Trốn tránh trách nhiệm

Nếu đột nhiên nhân viên của bạn trốn tránh hoặc không nhiệt tình khi được phân công những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hay một dự án mới thì chắc chắn họ đang có suy nghĩ muốn thay đổi công việc. Với suy nghĩ “chẳng còn làm việc ở đây lâu nữa’’, họ sẽ không muốn dính dáng đến một công việc hoặc dự án dài hạn để tránh những ràng buộc có thể có. Hơn nữa, họ sẽ nhẹ nhàng hơn trong việc bàn giao công việc cho người khác trước khi nghỉ việc.

Hiệu quả làm việc suy giảm

Nhìn nhận từ phía nhân viên, nếu bạn sắp sửa nghỉ việc thì chắc chắn sẽ không có cảm hứng và không dành nhiều thời gian vào để giải quyết những nhiệm vụ hiện tại. Họ thường mong được hết giờ làm sớm, không tập trung vào nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, nếu nhà quản lý nhận thấy hiệu quả làm việc của nhân viên mình quản lý thấp hơn hẳn giai đoạn trước thì có đến 80% là nhân viên đó muốn nghỉ việc.

>> Xem thêm : Những câu hỏi phỏng vấn hay nhất nên hỏi nhất

Kêu than về công việc



Trong một cuộc khảo sát, có rất nhiều nhân viên không thích ít nhất một điều gì đó ở môi trường công sở hiện tại đang làm việc. Nhưng nếu họ thực sự muốn gắn bó với công việc thì họ sẽ chẳng dại than thở công khai về những vấn đề mình gặp phải. Vậy nên nếu nhân viên của bạn thường xuyên có những status, comment “kêu than” về công việc hàng ngày trên các trang mạng xã hội hoặc với các nhân viên khác thì bạn nên cảnh giác về nguy cơ nghỉ việc của họ.

Không tuân thủ quy định công ty

Nếu xuất hiện tình trạng nhân viên thường xuyên vi phạm quy định của công ty, xin nghỉ việc bất thường và đi làm muộn thì đó có thể là dấu hiệu của việc họ đã chán ngấy việc hàng ngày phải đến công ty làm việc. Ngoài ra, họ thường cố kéo dài thời gian nghỉ giải lao, hay xin phép ra ngoài trong giờ làm việc và thường làm việc riêng trong giờ làm việc. Có thể đó là lúc họ đi phỏng vấn ở một công ty khác hoặc gặp gỡ nhà tuyển dụng mà bạn không hề biết

Không thân thiện với đồng nghiệp

Khi nhân viên không hài lòng với công việc hiện tại họ thường tỏ ra nổi nóng, bất hợp tác với những người xung quanh. Có thể những bất mãn trong công việc và suy nghĩ muốn cắt liên lạc với công ty cũ khiến họ có thái độ không thân thiện. Bên cạnh đó, những người này còn ít tiếp xúc với đồng nghiệp và rút lui khỏi những cuộc vui chung của phòng hay công ty.

Thường xuyên truy cập các trang tìm việc

Một nhân viên có dấu hiệu nhảy việc sẽ dành nhiều thời gian để truy cập các trang web tìm kiếm việc làm. Hiện nay, có rất nhiều trang tuyển dụng việc làm online, chứa đựng hàng vạn cơ hội việc làm, giúp ứng viên có thể dễ dàng tìm việc như mong muốn. Chính vì vậy, khi nhân viên của bạn thường xuyên tìm kiếm thông tin trên các trang này đồng nghĩa với việc họ muốn nhanh chóng tìm kiếm công việc thay thế để tránh lãng phí thời gian vô ích. Bạn có thể nhận ra điều này thông qua xu hướng tham gia các hội nhóm, fanpage, LinkedIn hay chia sẻ trên Facebook của nhân viên. Điều này chứng tỏ nhân viên của bạn đang đẩy mạnh các mối quan hệ, tìm kiếm thông tin để chuẩn bị cho công việc mới.

Tận dụng mọi phúc lợi của công ty

Chắc chắn một nhân viên trước khi nghỉ việc sẽ cố gắng sử dụng hết mọi quyền lợi, phúc lợi của mình ở công ty cũ, ví dụ như dịch vụ y tế hay sử dụng hết ngày phép. Đây là tâm lý chung và phổ biến của nhiều người. Bởi khi bắt đầu một công việc mới đồng nghĩa là họ sẽ bắt đầu lại từ đầu, bao gồm những lợi ích đi kèm. Chính vì vậy, họ sẽ tận dụng tối đa những gì công ty cũ mang lại để sắp xếp những công việc riêng và đảm bảo quyền lợi của bản thân.

Nhận ra một nhân viên chuẩn bị nhảy việc khác với việc bạn nhận được đơn xin nghỉ việc của họ. Mặc dù bạn đã biết đầy đủ những dấu hiệu rõ ràng rằng nhân viên ưu tú nhất đã sẵn sàng rời bỏ công ty thì điều đó vẫn không có nghĩa bạn sẽ mất họ. Bạn vẫn có cơ hội và thời gian để giữ họ ở lại.

Các tìm kiếm liên quan đến dấu hiệu nghỉ việc
dấu hiệu bạn nên nghỉ việc
nghỉ việc tiếng anh là gì
nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày
nghỉ việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp
nghỉ việc không lương
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
nghỉ việc bao lâu thì được lấy sổ bảo hiểm
nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng